Thần Lương Hằng Ngày

Tuần XVI Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

PVLC cho Tuần XVI Thường Niên 23-29/7/2023, được khai mở bằng PVLC Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm A,

trong đó, mạc khải Thánh Kinh từ toàn bộ PVLC được Giáo Hội soạn dọn cho thời điểm CN XVI Năm A Thường Niên này cho chúng ta thấy được:

"Sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người" (Bài Đọc 1)

1- "Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn trở lại". (Bài Đọc 1)

2- "Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và thủ tín" (Đáp Ca)

3- "Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa" (Bài Đọc 2)

4- "Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt" (Phúc Âm) Với ý thức được chiều hướng của PVLC cho Tuần XVI Thường Niên Năm A trên đây,

một LTXC vô cùng khôn ngoan và toàn năng được hiển linh nơi sự quan phòng thần linh huyền diệu của Ngài

chúng ta cùng nhau cử hành trọn Tuần XVI Thường Niên cùng với các vị thánh trong tuần chỉ biết tin tưởng vào LTXC Quan Phòng, ở những cái links sau đây: 

----------------------

Tuần XVI Thường Niên

CN.XVI-A.mp3 /https://youtube.com/live/u6Ry_cszrs4

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXVI.mp3

 ThanhBrigitta.mp3 / 

https://youtu.be/S0GJqY2eVcE (23/7 - Chúa Nhật)

Thu.2.XVITN.mp3

TN-XVIL-3.mp3 (2018) / MTN-XVI.3.mp3 (2021)

LeThanhGiacobeTien.mp3 / 

https://youtu.be/DXMBVfWx1DA (25/7 - Thứ Ba)

TN.XVIL-4.mp3

ThanhGioakim-Anna.mp3 / 

https://youtu.be/ewzCgcpQn48 (26/5 - Thứ Tư)

Thu.5.XVITN.mp3

Thu.6.XVITN.mp3 (2018) / MTN.XVI-6.mp3 (2021)

Thu.7.XVITN.mp3 (2018) / MTN.XVI-7.mp3 / 

DucTinChienThangTheGian.mp3 / 

https://youtu.be/rpQnvhfujWg (2021)

ThanhMatta.Maria.Lazaro.mp3 / 

https://youtu.be/FP7EtLF6_ZM (29/7 - Thứ Bảy)

 

 

---------------------------------------- 


Suy Nghiệm Lời Chúa

Chính vì lúa tốt mới cần cỏ lùng

tội nhân nhờ thánh nhân - thánh nhân cho tội nhân 

Chúa Nhật XVI Năm A tuần này Phụng Vụ Lời Chúa mà bài Phúc Âm là chính tiếp tục về Mầu Nhiệm Nước Trời nơi dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng, đúng hơn dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng. Hai dụ ngôn sau của bài Phúc Âm hôm nay về Nước Trời, dụ ngôn hạt cải gieo trong ruộng và dụ ngôn men trong bột, cùng với phần dẫn giải về dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng, không buộc đọc. Dụ ngôn lúa tốt giữa cỏ lùng là dụ ngôn tiếp theo dụ ngôn của Chúa Nhật tuần trước về người gieo giống.

Nếu ở Chúa Nhật tuần trước, dụ ngôn trong bài Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu chính yếu về người gieo giống nhưng nội dung lại chỉ liên quan đến thân phận của hạt giống nơi từng môi trường đón nhận hạt giống được gieo xuống thế nào thì ở Chúa Nhật tuần này, dụ ngôn về "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" cũng chỉ liên quan đến riêng số phận nguy hại của lúa ở giữa cỏ lùng trong ruộng như vậy: "Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt".

Tuy nhiên, căn cứ vào chính lời của vị "chủ nhà" vừa rồi là "hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt", thì quả thực, dụ ngôn "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" ám chỉ trực tiếp đến vị "chủ nhà" cũng là "người gieo giống tốt trong ruộng của mình". Nếu trong dụ ngôn "người gieo giống" tuần trước, như đã chia sẻ, "người gieo giống" cố ý gieo hạt giống vào cả các môi trường khác nhau: vệ đường lãnh đạm, sỏi đá nông cạn, bụi gai phân tâm là 3 môi trường đón nhận và đáp ứng bất lợi cho hạt giống là lời Chúa, không thuận lợi như môi trường đất tốt hưởng ứng thế nào, thì dụ ngôn "người gieo giống tốt trong ruộng của mình" cũng vậy, "chủ nhà" có ý làm ngơ cho "kẻ thù của ta đã làm như thế", "đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất", tức "gieo" tất cảnhững gì bất lợi cho "giống tốt" của ông.

Chủ ý làm ngơ này của "ông chủ" là chính Thiên Chúa cho thấy một số điều chính yếu sau đây: 1- chính ông không phải là chủ thể gây tác hại, mà là nguồn mạch sự lành, còn sự dữ là do ma quỉ và từ ma quỉ là ngụy thần; 2- tuy nhiên, ông vẫn tôn trọng tự do của tạo vật và chấp thành phần tạo vật thù địch này của ông làm bất cứ những gì mà hắn cho là khôn ngoan nhất và có thể tác hại nhất cho ông nơi công cuộc của ông là giống tốt ông gieo; 3- cuối cùng Thiên Chúa vẫn chứng tỏ Ngài mới là "chủ" tể lịch sử, là chúa tể càn khôn, Đấng có thể biến dữ thành lành, ở chỗ cỏ lùng đông đảo chẳng những không tác hại được thiểu số lúa mà còn có lợi cho lúa, giúp lúa sống đức tin hơn và sáng đức ái hơn, nhờ đó lúa trở thành một cuộc thần hiển của vị Thiên Chúa.

Đó là lý do, mới xẩy ra hiện tượng hay tình trạng "khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra". Nghĩa là, theo tu đức Kitô giáo hay kinh nghiệm sống đạo, sống đức tin, một khi Kitô hữu bắt đầu sống nhân đức trọn lành, sống lời Chúa, thì bấy giờ họ càng cảm thấy đầy những gian nan thử thách và cám dỗ hơn bao giờ hết, đúng như Chúa Kitô đã cảnh báo (xem Mathêu 12:43-45) về một ngôi nhà (ám chỉ tâm hồn Kitô hữu), nơi mà thần ô uế (ám chỉ tính mê nết xấu) xuất ra khỏi đó, nhưng nó lang thang trong hoang địa không tìm được chỗ nghỉ ngơi (ám chỉ khi tâm hồn trở nên khô khan nguội lạnh), đã trở về ngôi nhà cũ và khi thấy ngôi nhà ấy được dọn dẹp sạch sẽ và gọn ghẽ (ám chỉ tâm hồn đang tiến đức), nó liền rủ thêm 7 thần còn dữ tợn hơn nó nữa (ám chỉ 7 mối tội đầu) trở về ngôi nhà ấy, khiến nhà ấy trở nên tệ hại hơn trước (tâm hồn càng phải chiến đấu để giữ cho mình khỏi bị tàn phá, bị khủng hoảng đức tin, bị phá sản nhân đức).

Tuy nhiên, chính vì lúa tốt mới cần cỏ lùng! Để làm gì? Xin thưa để chứng tỏ lúa tốt nên cỏ lùng chẳng làm gì được, ở chỗ: 1- xấu không thể lấn tốt như "tối tăm không thể át được ánh sáng" (Gioan 1:5); 2- tốt là một thực tại bất biến, trong khi xấu chỉ là một hiện tượng tạm thời mau qua; 3- nếu tốt mà còn bị xấu chi phối và biến đổi thì chỉ là cái tốt giả tạo, giả hình; 4- càng bị sự dữ tấn công càng chứng tỏ bản chất bất biến của thiện hảo nơi mình, một sự thiện hảo của chính Đấng là "sự thật" như ánh sáng bất khuất đồng thời cũng là "sự sống" đời đời bất diệt (xem Gioan 14:6); 5- và sự thật cũng là sự sống của Vị Thiên Chúa thần hiển nơi chính nhân hay thánh nhân là để trở thành "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) cho ác nhân hay tội nhân đáng thương.

Thiên Chúa có ý làm ngơ để cỏ lùng do kẻ thù của Ngài gieo rắc mọc lên chung với lúa tốt do chính Ngài gieo trong thửa ruộng thế gian của Ngài không phải chỉ vì lợi ích cho riêng lúa tốt của Ngài đã tốt càng tốt hơn, mà còn cho cả lợi ích của chính cỏ lùng nữa. Điển hình nhất là đám cỏ lùng 10 người anh của tổ phụ Giuse đối với hạt lúa tốt Giuse trong âm mưu sát hại em mình chỉ vì ghen tức hận thù với em, nhưng lại nhờ em mà được cứu đói, như chính lời của hạt lúa tốt Giuse trấn an 10 người anh của mình khi họ sợ bị em trả thù sau khi bố Giacóp của họ qua đời bên Ai Cập: "Anh em đừng sợ! Nào chúng ta có thể chống lại thánh ý Chúa sao? Các anh đã lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành để tôi được vinh hiển như anh em thấy hôm nay và để cứu sống nhiều dân tộc. Anh em đừng sợ, chính tôi sẽ nuôi dưỡng anh em và con cái anh em" (Khởi Nguyên 50:19-20).

Những ý thức và xác tín trên đây về thực tại chân thiện với hiện tượng gian ác xấu xa đã được chứng thực nơi trường hợp của một nhân vật tên Gióp nổi tiếng trong Cựu Ước: 1- chính vì nhân vật tên Gióp này sống thực sự là công chính trước nhan Thiên Chúa như chính Ngài nhận thấy và công khai khẳng định (nếu không muốn nói là tuyên dương) với Satan (xem Job 1:8), mà Ngài đã để cho Satan tha hồ mà ra tay như Ngài cho phép hắn trong việc để hắn gây khốn khổ cho con người công chính này đến tận cùng, về đủ mọi phương diện trên thế gian này (xem Job 1:9-22, 2:1-13), để cho cả satan lẫn vợ ông cùng ba người bạn thân tỏ ra thương cảm với ông không thể nào chối cãi được đức công chính thực sự nơi ông, mà phải công nhận những gì Ngài đã xác nhận đều chân thật nơi ông Gióp (xem Job 1:22, 2:10).

Trong cơn gian nan khốn khó của con người bị thử thách, Thiên Chúa chẳng những được hiển linh, như nơi nhân vật tên Gióp, mà còn nhờ đó, nhờ vinh hiển của Ngài, qua chính những gian nan thử thách đức tin như thế, tâm hồn công chính bị thử thách mới cảm thấy mình yếu đuối khốn nạn, hoàn toàn bất lực, không thể nào tự mình có thể nên thánh, nên trọn lành, nên giống Chúa, nếu không có Ngài, nên họ càng tin tưởng cậy trông vào Ngài hơn bao giờ hết, như một kẻ bần cùng khốn khó và hèn mọn nhất, đáng thương nhất, đến độ họ có thể biến đổi và chinh phục cả kẻ dữ thù địch tác hại họ, bằng chính sự thiện hảo của Thiên Chúa tỏ ra nơi họ, đúng như cảm nhận và xác tín của sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 hôm nay:

"Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người. Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối".

Đó là lý do, theo chiều hướng của Bài Đọc I hôm nay, bài Đáp Ca đã chất chứa những cảm thức tin tưởng cậy trông đối với một Vị Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí "nhân hậu và khoan dung", nhất là đối với kẻ dữ, đối với cả thành phần "cỏ lùng là con cái gian ác", mà Ngài muốn sử dụng mồi ngon lúa tốt để biến cải họ, như sau:

1) Lạy Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van nài.

2) Các dân tộc mà Chúa tạo thành, họ sẽ tới, lạy Chúa, họ sẽ thờ lạy Ngài, và họ sẽ ca tụng danh Ngài. Vì Ngài cao cả và làm những điều kỳ diệu; duy một mình Ngài là Thiên Chúa.

3) Nhưng lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa từ bi, nhân hậu, chậm bất bình, rất mực khoan dung và thủ tín. Xin đoái nhìn đến con và xót thương con.

Thật vậy, đối với những tâm hồn nào biết hạ mình xuống cậy trông vào Ngài, khi được Ngài thử thách để huấn luyện đức tin cho họ, để "tăng thêm đức tin" cho họ (xem Luca 17:5), bằng cách để cho kẻ thù gieo cỏ lùng vào ruộng lúa tốt của Ngài, trong đó có họ, thì Thiên Chúa có vẻ như khuất bóng trước cảm xúc và lý trí tự nhiên của họ, khiến họ trở nên tăm tối và sợ hãi, nhưng chính vào lúc ấy, như Thánh Phaolô cảm nhận và trấn an trong Thư gửi Roma ở Bài Đọc II hôm nay, Thánh Thần của Ngài lại ở với họ nhờ đó họ được hiệp nhất nên một với Ngài, ở chỗ sống trọn ý của Ngài:

"Anh em thân mến, có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta. Vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho xứng hợp, nhưng chính Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Mà Ðấng thấu suốt tâm hồn, thì biết điều Thánh Thần ước muốn. Bởi vì Thánh Thần cầu xin cho các thánh theo ý Thiên Chúa".

Bởi thế, với tất cả cảm nghiệm thần linh sống đạo và xác tín chúng ta hãy nguyện theo lời Chúa trước bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia"